Chứng chỉ IELTS hiện này ngày càng phổ biến và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. IELTS là gì? Bài thi IELTS gồm những phần nào? Những điều cần hiểu rõ về kỳ thi IELTS trước khi đi thi? Ngoài IELTS Học thuật thì còn hình thức thi nào khác? Đây chắc hẳn là những câu hỏi khiến nhiều bạn còn thắc mắc. Vì vậy, trong bài viết này, Huyền sẽ tổng hợp những thông tin về kỳ thi IELTS đầy đủ và chính xác nhất, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về kỳ thi này.
IELTS là gì? Các hình thức thi IELTS phổ biến
IELTS là gì?
IELTS là viết tắt cho International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế) với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết. Đây là hệ thống kiểm tra Anh ngữ được đồng điều hành bởi ba tổ chức: ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989.
Thí sinh tham gia thi IELTS có thể lựa chọn nhiều hình thức thi khác nhau, phổ biến nhất là hai hình thức IELTS Academic (IELTS Học thuật) và IELTS General (IELTS Tổng quát). Tuỳ theo nhu cầu của bản thân, thí sinh có thể tự do lựa chọn các hình thức thi khác nhau để phục vụ nhu cầu của bản thân.
Kết quả của kỳ thi IELTS được xem là chứng chỉ đáng tin cậy và đánh giá “trọn vẹn” mức độ thành thạo trong việc sử dụng tiếng Anh của thí sinh. Vì vậy, IELTS cũng trở thành hệ thống kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh dành cho bậc trước đại học, sau đại học và hệ di cư phổ biến nhất thế giới.
Các hình thức thi IELTS
Theo Website của kỳ thi IELTS, kỳ thi này hiện nay có 2 hình thức thi, bao gồm:
- IELTS paper-based (Hình thức thi giấy)
- IELTS computer-delivered (Hình thức thi máy tính)
Cả hai hình thức này đều được áp dụng cho các bài thi của kỳ thi IELTS, bao gồm IELTS Học thuật và IELTS Tổng quát. Nhìn chung, hai hình thức này chỉ khác nhau về cách làm bài của bạn: một bên là thi viết trên giấy và bút, còn một bên là bài thi của bạn sẽ được thao tác bằng máy tính và chuột.
Các khía cạnh khác nhau của bài thi như: nội dung thi, thời gian thi, các dạng câu hỏi và thang điểm chấm bài của cả hai hình thức đều được giữ nguyên và giống nhau.
Các dạng bài thi IELTS phổ biến
Tuỳ vào mục đích của người dự thi, kỳ thi IELTS cung cấp cho người dự thi nhiều dạng bài thi khác nhau. Hiện nay, IELTS có 4 dạng bài sau đây:
- IELTS Academic (IELTS Học thuật)
- IELTS General (IELTS Tổng quát)
- IELTS UKVI
- IELTS Life Skills

Tại Việt Nam, hai hình thức IELTS Academic (IELTS Học thuật) và IELTS General (IELTS Tổng quát) là hai hình thức phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng. Vì vậy, trong phần này, Huyền sẽ giới thiệu cụ thể nhất với bạn về hai hình thức IELTS Academic (IELTS Học thuật) và IELTS General (IELTS Tổng quát):
IELTS Academic (IELTS Học thuật) | – Đây là bài thi được công nhận rộng rãi như một bài kiểm tra ngôn ngữ đầu vào cho những khoá Đại học hoặc Sau đại học. Bài thi IELTS Học thuật được coi như một bài đánh giá xem ứng viên đã đủ kỹ năng và trình độ để theo học các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh hay chưa. – Bài thi IELTS Học thuật gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và thí sinh dự thi có thể chọn thi giấy (paper-based) hoặc thi trên máy tính (computer-delivered). Trong phần tiếp theo, Huyền sẽ giải thích kĩ về format của 4 kỹ năng này. |
IELTS General (IELTS Tổng quát) | – Bài thi IELTS Tổng quát thích hợp với những ai có ý định tới các đất nước nói tiếng Anh để hoàn tất các chương trình học nghề hoặc dự định định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh. Bài thi IELTS Tổng quát kiểm tra trình độ tiếng Anh của các thí sinh có đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản như giao tiếp, sinh sống và làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh. – Tương tự với IELTS Academic (IELTS Học thuật), bài thi IELTS Học thuật gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và thí sinh dự thi có thể chọn thi giấy (paper-based) hoặc thi trên máy tính (computer-delivered). – Khác với IELTS Academic (IELTS Học thuật), lượng kiến thức trong bài thi Tổng quát có phần dễ hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về hình thức thi này tại ĐÂY. |
Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn xin visa hoặc du học tại Vương quốc Anh, bạn cần phải chọn một trong hai dạng bài thi sau của IELTS:
- IELTS UKVI (IELTS for the United Kingdom Visas and Immigration): phù hợp với thí sinh có dự định du học tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tham khảo thêm về hình thức thi này tại ĐÂY.
- IELTS Life Skills: phù hợp với thí sinh có ý định đăng ký thị thực và nhập cư tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tham khảo thêm về hình thức thi này tại ĐÂY.
Tham khảo thêm:
Cấu trúc đề thi IELTS
Như đã đề cập ở phần trước, IELTS Học thuật hiện là một trong những hình thức thi phổ biến nhất của IELTS. Vì vậy, trong phần này, Huyền sẽ giới thiệu chi tiết về cấu trúc của một đề thi IELTS trong bài thi IELTS Học thuật.
Bài thi IELTS Học thuật gồm 4 bài kiểm tra kỹ năng khác nhau, bao gồm:
- IELTS Listening: 40 phút
- IELTS Reading: 60 phút
- IELTS Writing: 60 phút
- IELTS Speaking: 15 phút

Cấu trúc bài thi IELTS Listening

Mục đích của bài thi IELTS Listening nhằm kiểm tra năng lực nghe, bao gồm khả năng lưu ý và nắm bắt thông tin, cũng như chắt lọc thông tin và khả năng hiểu vấn đề hoặc quan điểm của người nói trong đoạn ghi âm.
Bài thi IELTS Listening sẽ gồm có 4 phần với 4 đoạn ghi âm khác nhau, mỗi phần sẽ kéo dài từ 3-7 phút. Tổng thời gian thi của bài thi IELTS Listening là 40 phút, trong đó thí sinh có 30 phút làm bài và 10 phút điền câu trả lời của bản thân vào phiếu trả lời. Một điều cần lưu ý trong bài thi IELTS Listening chính là ở mỗi phần nghe, bạn sẽ chỉ được nghe một lần duy nhất, vì vậy bạn cần thật sự tập trung ngay từ đầu và dành 10 phút cuối cùng để chuyển câu trả lời vào phiếu trả lời.
Theo IDP, một số dạng bài chính của bài thi IELTS Listening bao gồm:
- Dạng câu hỏi Multiple choice (Trắc nghiệm)
- Dạng câu hỏi Matching (Khớp đáp án)
- Dạng bài Plan/Map/Diagram Labelling (Điền nhãn lên bản vẽ/bản đồ/biểu đồ)
- Dạng bài Form/Note/Summary/Table/Flow-chart Completion (Hoàn thành biểu mẫu/ghi chú/bảng/lưu đồ/bản tóm tắt)
- Dạng câu hỏi Sentence Completion (Hoàn thành câu)
- Dạng câu hỏi Short-answered questions (Trả lời câu hỏi ngắn)
Tham khảo thêm:
- Từ vựng Map Labelling trong IELTS Listening
- Kinh nghiệm làm IELTS Listening Multiple Choice
- Cách làm IELTS Listening Map Labelling chi tiết

Về cơ bản, cấu trúc của một bài thi IELTS Listening sẽ như sau:
Phần 1 | Đoạn hội thoại giữa 02 nhân vật diễn ra trong ngữ cảnh cuộc sống hàng ngày. | 10 câu hỏi |
Phần 2 | Đoạn độc thoại về những vấn đề đang xảy ra trong xã hội, một bài diễn văn, v.v… | 10 câu hỏi |
Phần 3 | Một cuộc thảo luận có tối đa là 04 người xoay quanh những chủ đề mang tính chất học thuật. | 10 câu hỏi |
Phần 4 | Đoạn độc thoại về chủ đề giáo dục, v.v.. | 10 câu hỏi |
Tuy nhiên, cấu trúc của bài thi không phải lúc nào cũng sẽ giữ nguyên. Tuỳ vào từng ngày thi thì mức độ khó của phần nghe sẽ khác nhau. Vì vậy, bảng tóm tắt câu trúc trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo để bạn có thể hiểu rõ hơn về bài thi Listening.
Để có thể luyện kỹ năng nghe, bạn có thể tham gia 30-DAY LISTENING CHALLENGE của Huyền tại ĐÂY.
Tham khảo thêm:
Cấu trúc bài thi IELTS Reading
Khác với bài thi IELTS Listening, bài thi IELTS Reading sẽ kéo dài trong vòng 60 phút (đã bao gồm thời gian chuyển câu trả lời vào phiếu trả lời. Thí sinh sẽ đọc 3 bài đọc và trả lời 40 câu hỏi trong vòng 60 phút.
Tổng độ dài của 3 bài đọc trong bài thi IELTS Reading Học thuật là khoảng 1500-1700 từ. Các bài đọc trong bài thi này được viết theo nhiều kiểu văn phong khác nhau, thí sinh có thể sẽ đọc một bài báo, một mẩu tin tức,… đa phần được trích dẫn từ sách báo, tạp chí,…
Mục đích của một bài thi IELTS Reading nhằm kiểm tra mức độ đọc hiểu của thí sinh, đồng thời cũng kiểm tra lượng từ vựng thí sinh có thể hiểu rõ và nắm chắc trong bài, từ đó phần trăm trả lời đúng của thí sinh sẽ càng cao. Khi làm bài IELTS Reading, thí sinh có thể luyện được những kỹ năng làm bài khác nhau như: xác định thông tin, đọc lướt, tìm từ khoá,…
Theo British Council, một số dạng bài chính của bài thi IELTS Reading bao gồm:
- Dạng bài True/False/Not Given – Yes/No/Not Given
- Dạng bài Matching Heading (Nối tiêu đề)
- Dạng bài Matching Features (Nối đặc điểm)
- Dạng bài Matching Information (Nối thông tin)
- Dạng bài Diagram Label Completion (Dán nhãn biểu đồ)
- Dạng bài Matching Sentence Endings (Nối vế câu)
- Dạng bài Multiple Choice (Trắc nghiệm)
- Dạng bài Sentence Completion (Hoàn thành câu)
- Dạng bài Short-answered questions (Trả lời câu hỏi ngắn)
Tham khảo thêm:
- IELTS Reading Bài tập True False Not given 1
- IELTS Reading Bài tập True False Not given 2
- IELTS Reading Bài tập True False Not Given 3
- IELTS Reading Bài tập True False Not Given 4
- IELTS Reading Bài tập True False Not Given 5
Cấu trúc bài thi IELTS Writing
Với bài thi IELTS Writing Academic, bạn sẽ có tổng 60 phút làm bài và cần làm 2 phần chính sau đây:
- IELTS Writing Task 1
- IELTS Writing Task 2
Tham khảo thêm:
IELTS Writing Task 1
Nội dung bài thi IELTS Writing Task 1 | Thí sinh phân tích biểu đồ/bản đồ/quy trình/số liệu… theo yêu cầu của đề bài. |
Thời gian | 20 phút |
Độ dài tối thiểu | 150 từ |
Cấu trúc bài thi | – Phần 1: Introduction (Mở bài) – Phần 2: Overall (Khái quát chung) – Phần 3: Body (Thân bài) |
Các dạng bài thường gặp | – Biểu đồ đường (Line graph) – Biểu đồ cột (Bar chart) – Biểu đồ tròn (Pie chart) – Bảng số liệu (Table) – Biểu đồ quy trình (Process) – Biểu đồ bản đồ (Map) – Biểu đồ hỗ hợp (Mixed charts) |
Với bài thi IELTS Writing Task 1, bạn sẽ viết một bài phân tích về biểu đồ/bảng/bản đồ/… theo yêu cầu đề bài với tối thiểu 150 từ. Trong bài thi này, Huyền khuyến khích các bạn dành tối đa 20 phút để viết và 40 phút còn lại sẽ tập trung viết IELTS Writing Task 2.
Cấu trúc của một bài IELTS Writing Task 1 thông thường gồm có 3 phần:
- Phần 1: Introduction (Mở bài)
- Phần 2: Overview (Tổng quát/Khái quát chung)
- Phần 3: Body (Thân bài)
Tham khảo thêm:
- Viết mở bài IELTS Writing Task 1
- Cách kéo dài một câu trong IELTS Writing Task 1
- Cách viết Overview trong IELTS Writing Task 1 chi tiết từng bước
Một số dạng bài phổ biến trong phần thi IELTS Writing Task 1 bao gồm:
- Biểu đồ đường (Line graph)
- Biểu đồ cột (Bar chart)
- Biểu đồ tròn (Pie chart)
- Bảng số liệu (Table)
- Biểu đồ quy trình (Process)
- Biểu đồ bản đồ (Map)
- Biểu đồ hỗ hợp (Mixed charts)

Để có thể hiểu rõ hơn về IELTS Writing Task 1, bạn có thể tham khảo kỹ năng Writing Task 1 trên website của Huyền. Trong phần này, Huyền đã tổng hợp từ vựng, cấu trúc, cách làm bài,… để bạn có thể tiện tham khảo hơn.
Tham khảo thêm:
- [Band 7.0+] Cách viết dạng Process trong IELTS Writing Task 1 đơn giản và hiệu quả
- [FREE PDF] Bộ từ vựng IELTS Writing Task 1 cho bí kíp phòng thi
- [CHI TIẾT] Hướng dẫn tự học IELTS Writing tại nhà sao cho hiệu quả
IELTS Writing Task 2
Nội dung bài thi IELTS Writing Task 2 | Một chủ đề bất kì trong xã hội và thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận tối thiểu 250 trong vòng 40 phút. Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu thảo luận hoặc đưa ra quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trong đề tài. |
Thời gian | 40 phút |
Độ dài tối thiểu | 250 từ |
Cấu trúc bài viết | – Phần 1: Introduction (Mở bài) – Phần 2: Body – State your opinion/Support your opinion (Thí sinh viết những đoạn văn đưa ra quan điểm cá nhân (đồng tình/không đồng tình) so với quan điểm trên đề bài. – Phần 3: Summarize (Tổng kết) |
Các dạng bài thường gặp | – Dạng bài Argumentative/Opinion/Agree or Disagree Essay – Dạng bài Discussion Essay – Dạng bài Advantages and Disadvantages Essay – Dạng bài Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay – Dạng bài Two-Part Question Essay |
Trong phần thi IELTS Writing Task 2, đề bài sẽ đưa cho bạn một chủ đề bất kì trong xã hội và thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận tối thiểu 250 trong vòng 40 phút. Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu thảo luận hoặc đưa ra quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trong đề tài.
Cấu trúc một bài thi IELTS Writing Task 2 thông thường có 3 phần:
- Phần 1: Introduction (Mở bài)
- Phần 2: Body (Thân bài) – Trong phần này, thí sinh sẽ tập trung phân tích quan điểm của đề bài hoặc đưa ra quan điểm của mình và những dẫn chứng giúp củng cố thêm quan điểm ấy
- Phần 3: Summarize (Tổng kết)
Tham khảo thêm:
- [CHI TIẾT] Cách viết mở bài IELTS Writing Task 2 cho người mới bắt đầu
- Cách viết kết bài Writing Task 2 bằng cách paraphrase mở bài
- IELTS Writing Task 2 – Cách viết 1 khổ body khi chỉ có 1 ý tưởng chính
Theo IDP Global, một số chủ đề phổ biến trong phần thi IELTS Writing Task 2 bao gồm:
- Chủ đề Health/Healthcare
- Chủ đề Environment
- Chủ đề Education
- Chủ đề Technology
- Chủ đề Travel and Tourism
- Chủ đề Family
- Chủ đề Sport
- Chủ đề Globalization
- Chủ đề Government and Society
- Chủ đề Crime and Punishment
Tham khảo thêm:
- Bài mẫu IELTS Writing Task 2 topic Television – band 8.0
- Bài mẫu IELTS Writing 8.0 ngày 15/3/2018 phân tích chi tiết
- Bài mẫu IELTS Writing Task 2: Children spend hours every day on their smartphones
Một số dạng bài thường gặp trong IELTS Writing Task 2 bao gồm:
- Dạng bài Argumentative/Opinion/Agree or Disagree Essay
- Dạng bài Discussion Essay
- Dạng bài Advantages and Disadvantages Essay
- Dạng bài Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay
- Dạng bài Two-Part Question Essay
Tham khảo thêm:
- Cách viết IELTS Writing Task 2 chi tiết từng bước cho người mới bắt đầu
- Các bước phân tích một bài IELTS Writing Task 2

Để có thể hiểu rõ hơn về IELTS Writing Task 2, bạn có thể tham khảo kỹ năng Writing Task 2 trên website của Huyền. Trong phần này, Huyền đã tổng hợp từ vựng, cấu trúc, cách làm bài,… để bạn có thể tiện tham khảo hơn.
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Thời gian | 10-15 phút |
Cấu trúc bài thi | – Part 1: Các câu hỏi giới thiệu về bản thân và những vấn đề quen thuộc trong xã hội (4-5 phút) – Part 2: Trình bày về chủ đề được đưa ra (3-4 phút trong đó có 1 phút chuẩn bị và tối đa 2 phút để nói về chủ đề này) – Part 3: Các câu hỏi liên quan đến chủ đề trong phần 3, yêu cầu thí sinh thảo luận và có thể đưa ra các ý kiến khác nhau nhằm củng cố ý kiến (4-5 phút) |
Các chủ đề thường gặp | – Chủ đề Hometown – Chủ đề Hobbies – Chủ đề Study – Chủ đề Food – Chủ đề Education – Chủ đề Weather – Chủ đề Accommodation – Chủ đề Travel and Holiday – Chủ đề Sports and Exercises – Chủ đề Technology – Chủ đề Family and Friends – Chủ đề Books – Chủ đề Health – Chủ đề Environment – Chủ đề Media and Social Network – … |
Bài thi IELTS Speaking nhằm mục đích kiểm tra khả năng giao tiếp, kỹ năng nói tiếng Anh, khả năng phản biện tiếng Anh,… của thí sinh trong vòng tối đa 15 phút.
Tham khảo thêm:
- Mình đã đạt 8.5 IELTS Speaking như thế nào? {Kèm PDF tài liệu}
- Hướng dẫn TỰ HỌC IELTS SPEAKING từ 0 – 6.5
- Kinh nghiệm ôn thi IELTS Speaking trong thời gian ngắn
Phần thi IELTS Speaking gồm có 3 phần thi nhỏ như sau:
- Part 1: Các câu hỏi giới thiệu về bản thân và những vấn đề quen thuộc trong xã hội (4-5 phút)
- Part 2: Trình bày về chủ đề được đưa ra (3-4 phút trong đó có 1 phút chuẩn bị và tối đa 2 phút để nói về chủ đề này)
- Part 3: Các câu hỏi liên quan đến chủ đề trong phần 3, yêu cầu thí sinh thảo luận và có thể đưa ra các ý kiến khác nhau nhằm củng cố ý kiến (4-5 phút)
Một số chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking bao gồm:
- Chủ đề Hometown
- Chủ đề Hobbies
- Chủ đề Study
- Chủ đề Food
- Chủ đề Education
- Chủ đề Weather
- Chủ đề Accommodation
- Chủ đề Travel and Holiday
- Chủ đề Sports and Exercises
- Chủ đề Technology
- Chủ đề Family and Friends
- Chủ đề Books
- Chủ đề Health
- Chủ đề Environment
- Chủ đề Media and Social Network
- …
Bạn có thể tham khảo phần kỹ năng Speaking trên website – Huyền đã tổng hợp những bài mẫu, từ vựng IELTS Speaking, bài chia sẻ cách nâng band IELTS Speaking,…
Tham khảo thêm:
Vì sao nên thi IELTS?
Huyền nhận được nhiều câu hỏi “Vì sao nên thi IELTS?”. Bài thi IELTS có nhiều hình thức khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của từng cá nhân như:
- Du học, định cư: Tại nhiều đất nước như Anh, Mỹ, Úc, Canada,… tấm bằng IELTS là một trong những điều kiện cần có để có thể nhập học hoặc định cư tại đây.
- Miễn thi ngoại ngữ THPT, tuyển thẳng vào một số trường Đại học: Tại Việt Nam, với IELTS tối thiểu 4.0, bạn đã có thể quy đổi điểm vã miễn thi ngoại ngữ THPT. Đồng thời, một số trường Đại học tại Việt Nam yêu cầu học bạ kết hợp IELTS giúp bạn có thể có được cơ hội tuyển thẳng vào trường đại học mở ước của mình.
- Miễn học phần tiếng Anh, là chứng chỉ đầu ra tại Đại học: Tại nhiều trường Đại học, khi có tấm bằng IELTS tối thiểu 6.0, bạn có thể quy đổi điểm và miễn học phần tiếng Anh tại trường. Đồng thời, tấm bằng IELTS cũng được coi là một trong những chứng chỉ đầu ra bắt buộc tại nhiều trường đại học.
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Với tấm bằng IELTS, bạn có thể tăng cơ hội kiếm được những việc làm phù hợp với mức lương cạnh tranh hơn.
Những quy định về huỷ và đổi ngày thi IELTS
Tuỳ theo nơi bạn đăng ký thi IELTS, những quy định về huỷ và đổi ngày thi IELTS cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo:
- Những quy định về huỷ và đổi ngày thi IELTS tại British Council
- Những quy định về huỷ và đổi ngày thi IELTS tại IDP
Cách tính điểm bài thi IELTS
Hiện nay thang điểm của bài thi IELTS là thang điểm từ 1 đến 9 và được tính dựa trên điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết.
Cách tính điểm Overall bài thi IELTS
Điểm tổng của 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết sẽ được làm tròn theo quy ước chung như sau:
- Nếu điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng là .25 thì tổng điểm của bạn sẽ được làm tròn lên .5.
- Nếu điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng là .75 thì tổng điểm của bạn sẽ được làm tròn lên .0.
Ví dụ:
- Một bạn thí sinh thi được: Nghe 6.5, Đọc 6.5, Viết 5.0 và Nói 7.0. Điểm tổng là IELTS 6.5 (25 ÷ 4 = 6.25 = 6.5)
- Một bạn thí sinh thi được: Nghe 5.0, Đọc 5.0, Viết 4.5 và Nói 5.0. Điểm tổng là IELTS 5.0 (19.5 ÷ 4 = 4.875 = 5.0)
- Một bạn thí sinh thi được: Nghe 7.5, Đọc 7.0, Viết 7.0 và Nói 7.0. Điểm tổng là IELTS 7.0 (28.5 ÷ 4 = 7.125 = 7.0)
Cách tính điểm bài thi IELTS Listening
Bài thi Nghe gồm 40 câu và điểm của bạn sẽ dựa trên thang chấm sau đây:
Correct answers (tổng số câu trả lời đúng) | Band score (số điểm tương ứng) |
3-4 | 2.5 |
5-6 | 3.0 |
7-9 | 3.5 |
10-12 | 4.0 |
13-15 | 4.5 |
16-19 | 5.0 |
20-22 | 5.5 |
23-26 | 6.0 |
27-29 | 6.5 |
30-32 | 7.0 |
33-34 | 7.5 |
35-36 | 8.0 |
37-38 | 8.5 |
39-40 | 9.0 |
Cách tính điểm bài thi IELTS Reading
Tương tự với bài thi Nghe, bài thi Đọc cũng có 40 câu và điểm của bạn sẽ dựa theo thang chấm sau đấy:
Correct answers (tổng số câu trả lời đúng) | Band score (số điểm tương ứng) |
3-4 | 2.5 |
5-6 | 3.0 |
7-9 | 3.5 |
10-12 | 4.0 |
13-15 | 4.5 |
16-19 | 5.0 |
20-22 | 5.5 |
23-26 | 6.0 |
27-29 | 6.5 |
30-32 | 7.0 |
33-34 | 7.5 |
35-36 | 8.0 |
37-38 | 8.5 |
39-40 | 8.0 |
Cách tính điểm bài thi IELTS Writing
Với bài thi IELTS Writing, giám khảo sẽ chấm bài của bạn dựa trên 4 tiêu chí sau đây:
- Task Achievement (Writing Task 1)/ Task Response (Writing Task 2): Khả năng hoàn thành yêu cầu đề bài
- Coherence and Cohesion: Tính gắn kết – kết nối giữa các câu và đoạn văn
- Lexical Resource: Vốn từ vựng
- Grammatical Range and Accuracy: Sự đa dạng và mức độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp trong bài
Bạn có thể tham khảo tiêu chí ở mỗi band điểm theo bảng dưới đây:
Band điểm | IELTS Writing Task 1 | IELTS Writing Task 2 |
9 | – Trình bày bài rõ ràng, phân đoạn khéo léo. – Từ vựng đa dạng. – Cấu trúc câu linh hoạt, ngữ pháp chính xác. Chỉ mắc vài sai sót nhỏ. |
– Trình bày trọn vẹn nội dụng đưa ra, triển khai ý tưởng tốt. – Từ ngữ chặt chẽ, trôi chảy. – Từ vựng, ngữ pháp chính xác. Chỉ mắc vài sai sót nhỏ. |
8 | – Trình bày luận điểm rõ ràng, hợp lý với ngữ cảnh. – Từ vựng linh hoạt, đôi khi sử dụng từ không chính xác. – Nhiều cấu trúc câu khác nhau. Ít khi mắc lỗi. |
– Trình bày nội dung, triển khai ý tưởng tốt. – Phân đoạn văn hợp lý. – Sử dụng từ vựng thông thạo, chính xác. Các từ vựng phức tạp đôi khi được sử dụng không chính xác. |
7 | – Trình bày nội dung rõ ràng. Làm nổi bật các ý tưởng, tuy nhiên cần khai thác chi tiết hơn. – Liên kết câu chặt chẽ, tuy đôi chỗ còn lủng củng. – Từ vựng linh hoạt. Đôi lúc còn mắc lỗi chính tả. |
– Trình bày quan điểm rõ ràng, nhưng còn thiếu sự chi tiết. – Sắp xếp ý tưởng theo trật tự. Liên kết câu còn chưa chặt chẽ. – Từ vựng, ngữ pháp chính xác. Đôi lúc còn mắc lỗi chính tả. |
6 | – Trình bày nội dung rõ ràng, đôi lúc các ý tưởng chưa được nhất quán. – Liên kết câu hiệu quả. Đôi khi chưa tự nhiên, còn khá máy móc. – Từ vựng sử dụng tương đối đủ. |
– Xử lý được yêu cầu đề bài. Còn lặp ý, ý tưởng chưa được phát triển chi tiết. – Liên kết giữa các câu thiếu sự tự nhiên. – Từ vựng phù hợp. Đôi khi mắc lỗi chính tả nhưng không ảnh hưởng quá lớn. |
5 | – Đáp ứng được yêu cầu đề bài. Tuy nhiên chưa bao hàm hết ý chính, còn rập khuôn. – Sắp xếp ý hợp lý. Đôi khi còn khá lủng củng. – Từ vựng còn hạn chế, đạt yêu cầu tối thiểu theo đề bài. |
– Trình bày được quan điểm nhưng chưa rõ ràng. Ý tưởng còn giới hạn. – Ý tưởng được sắp xếp rõ ràng nhưng phân đoạn chưa hợp lý. – Từ vựng còn hạn chế. Đôi khi mắc lỗi chính tả gây khó hiểu cho người đọc. |
Cách tính điểm bài thi IELTS Speaking
Với bài thi IELTS Speaking, giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí:
- Fluency and Coherence: Độ trôi chảy và tính gắn kết của bài nói
- Lexical Resource: Vốn từ vựng
- Pronunciation: Phát âm
- Grammatical Range and Accuracy: Sự đa dạng và mức độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp trong bài
Bạn có thể tham khảo tiêu chí ở mỗi band điểm theo bảng dưới đây:
Band điểm | Tiêu chí đánh giá |
9 | – Phát triển chủ đề chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, hiếm khi ngắt quãng. – Từ vựng linh hoạt, chính xác trong mọi chủ đề. – Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng và chính xác. – Phát âm chuẩn, chính xác. |
8 | – Trình bày lưu loát, ít lặp từ, ít ngắt quãng – Vốn từ vựng linh hoạt. Biết dùng thành ngữ. Không vi phạm nhiều lỗi sai. – Cấu trúc câu đa dạng. Chỉ mắc vài lỗi không phù hợp. – Phát âm thành thạo. |
7 | – Trình bày trôi chảy, tự nhiên. Đôi lúc ngắt quãng để tìm từ. – Linh hoạt sử dụng từ vựng, thành ngữ. Đôi khi mắc vài lỗi nhỏ. – Có khả năng sử dụng câu phức tạp. Đôi khi mắc lỗi ngữ pháp không đáng kể. |
6 | – Trình bày có cố gắng. Đôi chỗ còn lúng túng nên thiếu mạch lạc. – Từ vựng đa dạng. Đôi khi dùng từ không chính xác. Paraphrase tương đối ổn. – Kết hợp câu đơn giản và câu phức tạp chưa linh hoạt. Đôi khi mắc lỗi. – Phát âm dễ hiểu, tuy nhiên đôi lúc phát âm sai. |
5 | – Thiếu mạch lạc và lúng túng khi trình bày. Gặp khó khăn khi dùng cấu trúc câu phức tạp. – Thảo luận linh hoạt với nhiều chủ đề, nhưng từ vựng còn hạn chế. – Sử dụng câu đơn chính xác. Khả năng dùng câu phức tạp bị giới hạn, thiếu mạch lạc. – Phát âm tương đối truyền đạt được đến người nghe. |
Một số lưu ý khác về kỳ thi IELTS
Phúc khảo kết quả thi IELTS
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cảm thấy kết quả thi chưa phù hợp với năng lực bản thân, bạn có thể yêu cầu phúc khảo. Bạn có thể tham khảo quy định về phúc khảo theo 2 đường dẫn dưới đây:
IELTS One Skill Retake
Hiện tại, kì thi IELTS đã cho phép thí sinh được đăng ký thi lại một kỹ năng mà thí sinh cảm thấy chưa hài lòng. Bạn sẽ không cần mất thời gian và tiền bạc để thi lại nhiều kỹ năng để nâng band điểm của bản thân. Thông tin về IELTS One Skill Retake bạn có thể tham khảo tại ĐÂY.
Trên đây là những thông tin cần biết về kì thi IELTS. Để có thể chuẩn bị tốt trước khi tham gia thi thật, bạn có thể tham khảo một số khoá học trên website của Huyền để có một cơ sở kiến thức vững chắc cho kỳ thi tại ĐÂY.
Huyền mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỳ thi IELTS.
Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả 🖤
Trả lời