Hè vừa rồi Huyền thi IELTS 3 lần và đều đạt 8.5 Speaking cho cả 3 lần thi. Huyền đã đi từ 7.0 Speaking, hạ xuống 6.5, lên 7.5 rồi lên 8.5 và trong từng lần thi Huyền đã rút ra được rất nhiều bài học và kinh nghiệm hữu ích mà hôm nay Huyền sẽ chia sẻ với mọi người trong bài viết này.
Khi nói về Speaking thì chắc chắn Practice makes perfect rồi. Nhưng vẫn có 1 số tips để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học của mình sao cho nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thì video hôm nay Huyền sẽ chia sẻ tất tần tật những cái tips đó. Đây là những tips đã hỗ trợ Huyền rất nhiều trong những kỳ thi vừa qua.
Huyền đã làm một video chi tiết chia sẻ về kinh nghiệm IELTS 8.5, mọi người có thể xem tại đây nhé:
#TIP 1. Không quá tập trung từ vựng “khủng”
Tip đầu tiên đó giúp Huyền đạt 8.5 IELTS Speaking là Huyền không tập trung vào từ vựng “khủng” hay cố gắng chèn thật nhiều thành ngữ trong quá trình nói, mà Huyền tập trung chủ yếu vào việc sử dụng từ vựng sao cho tự nhiên nhất, đảm bảo sự trôi chảy, phát âm đúng, rõ ràng và tự nhiên.
Trong hè vừa qua Huyền thi IELTS 3 lần, trong đó lần đầu Huyền thi ở đối tác của BC tại Đà Lạt, còn 2 lần sau Huyền thi tại IDP Sài Gòn.
Trong 2 lần thi ở SG Huyền đều gặp cùng 1 thầy và phần 1 có khoảng 3 chủ đề, trong đó có 1 chủ đề Huyền gặp ở cả 2 lần thi là Daily routines. Lần đầu Huyền trả lời chèn thêm một số từ hơi học thuật 1 xíu nhưng khi chèn H vẫn cảm thấy mình nói tự nhiên được chứ ko phải khổ sở nhớ từng từ rồi gồng lên mà nói,
Thầy hỏi What do you usually do in the morning?
Đây là câu trả lời lần 1: I get up around 6. After waking up I head straight to the kitchen and drink a big glass of lukewarm water on an empty stomach to boost my metabolism. After that, I do some stretching, have breakfast, have a cup of coffee and I start working at 8 a.m.
Còn trong lần 2 khi được hỏi câu này Huyền chỉ trả lời đơn giản: I usually wake up around 6. After waking up, I drink a glass of water, then I do some stretching, have breakfast, have a cup of coffee and I start working at 8 a.m.
Nói chung Huyền không bao giờ cố gắng chèn từ quá khủng vào câu trả lời, Huyền chỉ chèn từ vựng học thuật hay thành ngữ nếu Huyền cảm thấy nó hợp với ngữ cảnh và mình không bị gượng khi nói. Kiểu như khi chèn mà mình vẫn cảm thấy nói được tự nhiên, không thúc ép bản thân thì Huyền mới chèn 1 số từ để làm cho câu trả lời hay hơn hoặc dài hơn 1 xíu.
#TIP 2. Nếu không có hay không thích thì tự biên tự diễn
Đó là tip đầu tiên. Tip thứ 2 Huyền áp dụng đó là Nếu không có hay không thích tự biên tự diễn. Nói như thế này nghĩa là sao?
Nếu trong khi thi mình được hỏi một câu hỏi mà mình chưa bao giờ có trải nghiệm về điều được hỏi hoặc không thích nói thật thì mình có thể tự tưởng tượng ra một câu trả lời mà mình thích.
Ví dụ: Huyền không thực sự dậy lúc 6 giờ mà dậy trễ hơn rất nhiều, nhưng Huyền thích nói về một buổi sáng kiểu “perfect” một xíu, vậy nên Huyền tự nghĩ ra câu trả lời là mình dậy lúc 6h, rồi uống nước ấm, làm các động tác giãn cơ, …
Một ví dụ khác là trong lần thi thứ 2 tại Sài Gòn, trong Part 2 Huyền được yêu cầu “Describe a long walk you ever had.” Trong câu trả lời lần đó Huyền đã tự dựng ra 1 câu chuyện không có thật kể về 2 tiếng đồng hồ đi bộ dọc theo 1 bờ sông. Huyền rất thích xem phim thể loại viễn tưởng, nên Huyền đã tự thêm các chi tiết như quang cảnh kỳ diệu dọc 2 bờ sông, người trong làng tin là nước ở dòng sông có phép thuật, có thể chữa được các loại bệnh trên đời, … nói chung Huyền tự tạo ra một câu chuyện của riêng mình, thêm bất kỳ yếu tố nào mà Huyền thích.
Nói tóm lại, nếu mình thích nói thật thì mình cứ nói vì nói thật thì vẫn dễ nói nhất vì mình đã trải nghiệm nên mình chỉ việc kể lại những gì mình đã trải qua mà thôi. Tuy nhiên nếu mình không thích những gì mình trải nghiệm ngoài đời thực hoặc chưa có trải nghiệm nào đối với chủ đề được hỏi, thì mình có thể tự tạo ra câu trả lời mà mình muốn, tự tạo ra câu chuyện của riêng mình.
#TIP 3. Không học thuộc lòng
Tip số 3 là Đừng cố học thuộc lòng, hãy tập trung vào ý tưởng và từ vựng.
Thay vì ghi chú lại nguyên một câu hay đoạn hoàn chỉnh của người khác rồi cố gắng học thuộc tất cả thì mình hãy tự tạo ra câu trả lời của riêng mình dựa trên ý tưởng và từ vựng của họ.
Nếu mình có nguồn bài mẫu hay, mình hãy đọc các bài mẫu đó, rút ra ý chính và các cụm từ hay mà tác giả viết, sau đó tự hệ thống lại cho riêng mình rồi từ đó linh hoạt trả lời. Nếu mình học theo cách này thì khi giám khảo hỏi khác đi một chút mình vẫn linh hoạt trả lời được mà không bị hoảng.
Điều này đã giúp Huyền rất nhiều trong Part 2 và 3 của phần Speaking, đây là một số ghi chú của Huyền cho đợt thi vừa qua. Như mọi người có thể thấy, Huyền chỉ ghi chú từ vựng và ý tưởng thôi chứ không ghi câu mẫu hoàn chỉnh.
Và khi ghi ý tưởng và từ vựng Huyền chỉ ghi những gì mà Huyền thích và cảm thấy mình sẽ áp dụng cho câu trả lời của mình mà thôi, chứ không phải cứ gặp ý nào, từ nào Huyền cũng ghi.
Đây cũng là kinh nghiệm gắn với lần đầu tiên Huyền thi đạt 7.0 speaking. Hồi đó part 2 H được hỏi về đề Mô tả 1 quảng cáo mà bạn nhớ rõ. Huyền chưa hề chuẩn bị đề này tại nhà, đây là lần đầu Huyền gặp đề về quảng cáo luôn. Giờ sao giờ? Lúc ở nhà Huyền có chuẩn bị đề mô tả chiếc điện thoại di động —> vậy là Huyền linh hoạt qua nói về quảng cáo điện thoại di động. Chỉ cần chúng ta biết cách linh hoạt, tìm mọi cơ hội để vận dụng vốn từ và vốn kiến thức đang có sẵn trong người mình là mình có thể nói về một đề mình chưa hề gặp.
#TIP 4. Tận dụng tối đa 1 phút trong Part 2
Trong Part 2 mình sẽ được phát 1 cue card trên đó có chủ đề mình được hỏi và khoảng 3-4 bullet points – đây là các gạch đầu dòng gợi ý. Mình có thể xây dựng câu trả lời dựa trên những bullet points này. Huyền thì thường xây dựng câu trả lời của mình theo một mạch truyện thay vì dựa hoàn toàn vào bullet points.
Huyền sẽ đưa các bullet points vào các phần của câu chuyện, những phần mà Huyền cảm thấy phù hợp.
Khi mình đọc một quyển tiểu thuyết dài mấy trăm trang mà mình vẫn có thể nhớ được nhiều thứ là do nó là một câu chuyện với các tình tiết, phân cảnh được sắp xếp một cách logic để tạo thành 1 câu truyện. Huyền đã dùng cách này để xây dựng hầu như tất cả các câu trả lời của phần Part 2.
Để mọi người hình dung cho dễ Huyền sẽ lấy một ví dụ:
Describe one of your best friends.
You should say:
- What this person looks like
- When and where you met this person
- What you do when you are together
And explain why he/she is one of your best friends.
Một cách để mình xây dựng câu trả lời này là dựa vào bullet points như thế này.
- What this person looks like – tall, black hair, always wear a big smile, …
- When and where you met this person – primary school, live next door
- What you do when you are together – love brain-training games (crossword puzzles, board games), go to favourite coffee shop, …
- And explain why he/she is one of your best friends. – stay with me through thick and thin, love me for who I am, …
Tuy nhiên Huyền thường xây dựng dựa trên việc xây dựng câu chuyện. Đối với đề này Huyền sẽ xây dựng câu chuyện dựa trên việc sắp xếp theo thời gian.
- childhood: hobbies, spent time playing games (hide & seek, bug hunting, jump rope, …)
- school: English: helped me improve my Speaking skills
- uni: stood by me – thick and thin, helped me – needed
- adulthood: same company —> quit job → blogging, busy – contact (social media), meet …
#TIP 5. Gộp đề
Đối với Huyền gộp đề là một cách rất hay để mình tiết kiệm thời gian nếu mình bắt buộc phải thi trong một thời gian ngắn và Huyền nghĩ đây cũng là cách rất hay để mình học từ hiệu quả.
Khi mình gộp đề, mình sẽ linh hoạt cùng một ý trả lời cho nhiều đề khác nhau. Điều này có nghĩa là mình sẽ sử dụng đi sử dụng lại một số từ vựng và cấu trúc nhất định. Việc lặp đi lặp lại như thế này giúp mình nhớ từ rất lâu.
Vậy mình sẽ gộp đề như thế nào? Huyền chủ yếu sử dụng cách gộp đề này cho phần Part 2. Huyền sẽ minh họa lại chi tiết cách Huyền gộp đề cho kỳ thi vừa qua.
Đầu tiên Huyền sẽ in bộ đề dự đoán ra. Sau đó Huyền sẽ đọc một lượt các đề Part 2 và sắp xếp lại chúng vào 1 file excel theo chủ đề. Huyền chia các câu hỏi thành 6 chủ đề chính, đó là Person – Place – Object – Event – Situation và other topics. Sau đó Huyền sắp xếp các câu hỏi vào các chủ đề tương ứng.

Sau khi sắp xếp xong hết rồi, Huyền sẽ xem các đề nào có khả năng gộp lại với nhau, Huyền sẽ đánh dấu riêng. Ví dụ các đề sau có thể gộp:
Tất cả các đề này Huyền đều sẽ nói về MONEY MANAGEMENT:
- Describe a lesson that you remember well –> bài học về quản lý tiền
- Describe a useful skill you learned from an older person –> kỹ năng quản lý tiền
- Describe a skill that was difficult for you to learn –> kỹ năng quản lý tiền
- Describe a habit your friend has and you want to develop –> thói quen quản lý tiền
- Describe a course that impressed you a lot –> khóa học về quản lý tiền
- Describe an ambition that you haven’t achieved –> tự do tài chính (chưa đạt được do kỹ năng quản lý tiền chưa tốt)
- Describe something interesting you learned from the internet. –> kỹ năng quản lý tiền
Việc gộp đề giúp Huyền nhớ từ vô cùng hiệu quả vì một cụm nào đó được lặp lại từ đề này sang đề khác. Việc gộp đề cũng giúp mình học được kỹ năng linh hoạt điều chỉnh câu trả lời sao cho phù hợp với từng đề, từng ngữ cảnh.
#TIP 6. Chuẩn bị cho các tình huống
Trong phòng thi đôi khi mình sẽ gặp phải các tình huống như giám khảo nói mà mình chưa nghe kịp, mình cần thời gian suy nghĩ thêm, … thì mình sẽ nói như thế nào? Để tránh bị ấp úng hay tâm lý, mình nên chuẩn bị trước cho các tình huống đó.
- mình chưa nghe kip, mình nhờ giám khảo lặp lại câu hỏi: Sorry, could you repeat the question please?
- có từ nào mình không biết nghĩa và mình cần giám khảo giải thích: Sorry, can you explain what (X) means?
- mình thực sự không biết nhiều hoặc chưa có trải nghiệm về chủ đề được hỏi, thì mình nên nói như thế nào? (câu thời gian 1 xíu): That’s a difficult/interesting/tricky question, let me think for a second.
Mình cũng có thể chuẩn bị một số cấu trúc giúp kéo dài câu trả lời. Đây là bản PDF 4 cấu trúc ghi điểm cho phần Part 3, mình cũng có thể sử dụng cho phần part 1, những cấu trúc này Huyền ghi chú lại được từ thầy Simon.
TIP 7. Đọc to & ghi âm
Thói quen này đã đi theo Huyền nhiều năm rồi. Mỗi khi đọc báo hay truyện tiếng Anh thay vì đọc nhanh bằng mắt Huyền có thói quen đọc to thành tiếng. Điều này giúp Huyền rất nhiều về phát âm và nối âm.
Ban đầu Huyền đọc từng từ rời rạc lắm, đọc rất chậm chạp vì vốn từ còn hạn chế và có rất nhiều từ quen thuộc nhưng Huyền lại quên cách phát âm. Sau một thời gian luyện đều đặn, tốc độ đọc của Huyền nhanh hơn nhiều, Huyền biết cách đọc theo từng cụm và nối âm thay vì đọc từng từ rời rạc, ví dụ đọc “take care of” (nối caRE Of), “get a hang of it” (nối geT A hang oF It), … thay vì “take”, “care”, “of”.
Kết hợp với việc đọc như vậy Huyền sẽ ghi âm lại. Mỗi lần ghi âm xong Huyền đều nghe lại bản ghi âm đó vài lần. Ban đầu nghe cứ như robot ấy, không có lên xuống hay nhấn nhá gì cả mà nó cứ ngang “phè phè”. Sau này Huyền kết hợp vừa nghe vừa ghi âm (phương pháp shadowing). Nghĩa là mình sẽ lên Youtube nghe một đoạn mình thích rồi nhại lại giống giọng điệu của tác giả, ghi âm lại và so sánh xem mình lên xuống có giống tác giả không.
Huyền có thói quen ghi âm những gì mình thích. Thông thường trong quá trình đọc báo, đọc truyện, … cứ có đoạn nào Huyền thích là Huyền sẽ ghi âm lại. Huyền đặc biệt thích ghi âm các câu nói trên pinterest. Huyền sẽ lên pinterest tìm kiếm các câu nói về chủ đề mình thích, ví dụ chủ đề về motivation, sau đó Huyền sẽ xem có đoạn nào mình thích Huyền sẽ ghi âm lại.
#TIP 8. Ôn dưới áp lực thi
Đối với những bạn đã thi vài lần rồi thì các bạn đã một phần nào đó quen với áp lực phòng thi. Đối với những bạn chưa thi IELTS bao giờ, mình nên lên Youtube xem các video mô phỏng kỳ thi thật, sau đó lên kế hoạch mô phỏng lại kỳ thi Speaking. Việc này sẽ giúp mình khi vào phòng thi sẽ đỡ áp lực hơn.
Trong các kỳ thi vừa qua, Huyền đã nhờ em gái đóng vai trò là giám khảo, Huyền là thí sinh, sau đó Huyền và em gái thực hành dưới áp lực thi, có đồng hồ căn giờ rõ ràng. Phần Part 1 và 3 Huyền hẹn khoảng 5 phút cho mỗi part, phần part 2 hẹn đúng 1 phút chuẩn bị 2 phút nói.
Huyền in 1 tập đề ra như thế này gồm đầy đủ 3 phần, sau đó em gái Huyền sẽ chọn ngẫu nhiên 3 chủ đề của Part 1 và 1 chủ đề part 2 để hỏi. Bên dưới Part 2 có sẵn câu hỏi cho Part 3 luôn như thế này.
#TIP 9. Luyện thật đều
Đây có lẽ là tip hiển nhiên nhất. Luyện thật đều đặn.
Nói gì thì nói nếu mình có phương pháp hay mà mình ko luyện đều thì cũng rất khó tiến bộ được. Mình hãy lên một thời gian biểu chi tiết phù hợp với lịch học, làm việc của mình và khi đã có lịch học rồi thì mình hãy cố gắng hết sức theo sát lịch học đó.
Mình không có điều kiện tham gia các lớp Speaking, không sao cả, mình có thể chủ động tự tạo ra môi trường tiếng Anh cho riêng mình.
Hồi còn ở Sài Gòn, Huyền tải app Couchsurfing về rồi tìm người nước ngoài, hẹn cafe nói chuyện. Mỗi buổi Huyền nói khoảng 2 tiếng, rồi Huyền còn dẫn họ đi vòng vòng Sài Gòn nữa.
Bây giờ Huyền chuyển về quê sống, chỗ Huyền không có người nước ngoài, nên Huyền thực hành nói bằng cách lên các nền tảng online. Thời gian qua Huyền đăng ký các lớp nói chuyện với các tutor trên italki.com, Preply và học được rất nhiều điều.
Một trong những vấn đề nhiều bạn chia sẻ với Huyền khi hẹn lịch học/nói chuyện trực tuyến như thế này đó là: phần lớn mình không nói được nhiều vì không biết nói gì, chỉ nói được một số câu/chủ đề cơ bản, … rồi còn đâu là thầy cô nói, mình nghe. Kiểu như đăng ký để luyện nói mà thành luyện nghe là chính. Để khắc phục vấn đề này Huyền đã dành riêng thời gian lên kế hoạch cho buổi nói chuyện đó. Huyền sẽ ngồi xuống và hình dung xem buổi đó sẽ diễn ra như thế nào. Sau đó Huyền lấy giấy bút và viết xuống toàn bộ nội dung mà Huyền muốn chia sẻ, thảo luận, ví dụ như:
- Chủ đề chính: Environment (tập trung chủ yếu cho Part 3 IELTS Speaking)
- Chuẩn bị các câu hỏi phổ biến cho đề này:
- Why is it important to protect the natural environment?
- What environmental problems are common in your country?
- What can the government in your country do to deal with those problems?
- What technological innovations should the world develop to protect the environment?
- Do you think young people these days care about the environment?
- Environmental protection is the responsibility of politicians, not individuals as individuals can do too little? Do you agree? Why/Why not?
- Brainstorm ý tưởng cho từng câu trả lời và chuẩn bị các cụm từ theo chủ đề giúp ghi điểm như: to pose a serious threat to …, to wipe out life on earth, extreme weather events, greenhouse gas emissions, …
Khi mình chủ động chuẩn bị trước mọi thứ như thế này, tới buổi nói chuyện mình sẽ có rất nhiều cơ hội để nói, mình sẽ ít bị rơi vào trạng thái “bị động”, không biết nói gì, …
Tài liệu IELTS Speaking
Sau đây là một số tài liệu mọi người có thể tham khảo trong quá trình tự học IELTS Speaking tại nhà nhé:
TÀI LIỆU PDF
- Tổng hợp bài mẫu IELTS Speaking Part 1 của thầy Simon
- Tổng hợp bài mẫu IELTS Speaking Part 2 của thầy Simon
- Tổng hợp bài mẫu IELTS Speaking Part 3 của thầy Simon
BÀI HỌC, KINH NGHIỆM
WEBSITE ĐĂNG KÝ HỌC VỚI TUTOR BẢN XỨ
Trên đây là một số tips đã giúp Huyền đạt 8.5 IELTS Speaking. Huyền mong rằng những tips mình chia sẻ sẽ hữu ích với mọi người nhé.
Trả lời