- Đầu tiên Huyền tạm thời quên đi mọi thứ, ngồi xuống và phân tích lại tình hình hiện tại. Đôi khi mình sẽ không nhận ra vấn đề ở đâu vì mình là người trong cuộc. Nhưng khi thử đứng ở ngoài cuộc, nhìn nhận lại toàn bộ quá trình ôn luyện trong thời gian qua là mình sẽ có cái nhìn tổng quan, biết chỗ nào đang gặp vấn đề.
- Sau khi phân tích kỹ Huyền thấy mình đang gặp phải các vấn đề sau:
- Huyền giải rất nhiều đề/tuần nhưng lại không dừng lại phân tích, ghi chú và học từ (bởi vì lúc đó đối với Huyền giải đề thì dễ, chứ phân tích tốn thời gian vô cùng)→ chỉ tập trung số lượng thay vì chất lượng.
- Ôn “đều” tất cả các phần quá^^ → Ý của Huyền ở đây là sẽ có một số phần hay dạng bài mà mình cảm thấy vô cùng “khó nhằn” → vậy mà mình lại ôn nó bình thường như các phần khác.
- Sau khi đã biết vấn đề nằm ở đâu, lúc này Huyền sẽ suy nghĩ giải pháp
- Giảm số lượng đề được giải/tuần xuống, giả sử thay vì 4-5 đề/tuần thì còn 2-3 đề thôi, thời gian còn lại sẽ dùng để phân tích. Thường thì mình chỉ tốn 30 phút giải đề Listening, 1 tiếng giải đề Reading thôi, nhưng đến phần phân tích thì phải vài tiếng, có khi phải qua ngày nữa → Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao hồi đó Huyền thường “trốn tránh” giai đoạn phân tích này.
- Đối với dạng bài đặc biệt “khó nhằn”: Ví dụ ở Listening Huyền bị gặp vấn đề lớn với Part 3, dạng Multiple choice, và Huyền không dành thêm thời gian gì cho nó cả, cứ ôn bình thường như các phần khác. Huyền dành riêng 30 phút/ngày và thêm thời gian trước ngủ để chỉ nghe lại riêng Part 3 (nghe hiểu chủ động chứ không phải bị động) → Sau vài tuần điểm giải test của Huyền lên 7+ liền.



Trả lời