Huyền đã từng học qua một số sách ngữ pháp IELTS, mỗi cuốn sách có ưu nhược điểm riêng và có phong cách phù hợp với mỗi level khác nhau. Trong bài viết này, Huyền sẽ chia sẻ quyển sách mà Huyền đã dùng từ lúc Huyền còn học phổ thông cho tới bây giờ, đó chính là quyển sách Ngữ pháp của tác giả Mai Lan Hương.
Sách được viết bằng tiếng Việt nên rất dễ cho các bạn mới bắt đầu ôn lại ngữ pháp. Sách cung cấp hầu như tất cả các chủ điểm ngữ pháp cơ bản để giúp các bạn mất căn bản có thể lấy lại được căn bản và giúp cho các bạn khác củng cố nền tảng ngữ pháp chắc chắn hơn, từ đó nâng cao số điểm IELTS trong Writing và Speaking.
Huyền biết tới quyển sách này từ khi Huyền còn học phổ thông ở quê. Sách có rất nhiều bài tập, mỗi lần rảnh Huyền thường làm bài tập trong sách này. Lên đại học Huyền vẫn còn dùng tới sách và khi tìm hiểu IELTS, đặc biệt khi viết câu, Huyền cũng dùng sách để củng cố 1 số chủ điểm như mệnh đề quan hệ, mạo từ,…
Trên thị trường và internet, đầu sách ngữ pháp dành cho IELTS nhiều lắm, nhưng phần lớn những sách Huyền ôn qua đều 100% tiếng Anh – điều này có thể gây khó khăn cho những bạn mới bắt đầu – khi mà vốn từ vựng của bạn còn hạn chế. Huyền đã giải hầu như tất cả bài tập trong quyển sách ngữ pháp này của tác giả Mai Lan Hương, và sách rất hữu ích đối với Huyền, do đó Huyền luôn giới thiệu sách cho bất cứ ai muốn củng cố lại nền tảng ngữ pháp.
Nếu các bạn đang tìm một khóa học ngữ pháp chi tiết, tập trung vào việc thực hành ngữ pháp để viết câu, các bạn có thể tham khảo khóa học Ngữ pháp cơ bản cho IELTS của Huyền nhé.
NỘI DUNG SÁCH NGỮ PHÁP IELTS NÀY
Nội dung sơ lược của sách như sau:
- Từ loại (danh-động-tính-trạng)
- Mạo từ
- Giới từ
- Các thì
- Mệnh đề quan hệ
- Chủ động – Bị động
- Câu điều kiện
- Các cấu trúc rất cần thiết cho IELTS như: so sánh/ chỉ nguyên nhân-kết quả/ chỉ mục đích,…
- Các từ diễn tả số lượng → cần thiết cho Writing.
- Ngoài ra còn 1 số chủ điểm khác nữa, Huyền chỉ đề cập tới các chủ điểm ngữ pháp cơ bản nhất mà thôi.
CÁCH HỌC NGỮ PHÁP HIỆU QUẢ
Đã có tài liệu rồi, bây giờ học như thế nào và sắp xếp thời gian ra sao đây?
Ngày đó, Huyền dành khoảng 1-2 tiếng/ ngày dành cho ngữ pháp, 1 tuần dành khoảng 3-4 ngày như vậy. Huyền thường học và làm việc theo 1 lịch trình cụ thể nên gần như lúc nào ngồi vào bàn học là Huyền cũng biết liền giờ đó, ngày đó mình học gì. Sau đây là 1 lịch biểu mẫu:

Đối với mỗi chủ điểm ngữ pháp, sách hướng dẫn chi tiết về chủ điểm đó, đưa ví dụ cụ thể nên rất dễ hiểu. Sau đó, sách cung cấp rất nhiều bài tập để chúng ta có thể thực hành.
Chúng ta hãy mua 1 quyển vở dành riêng cho ngữ pháp. Cứ tới giờ học Ngữ pháp, bạn ngồi xuống bàn học và điều đầu tiên làm là bạn hãy tự khảo mình lại những từ vựng/ cấu trúc ngữ pháp của lần trước. Bước này tốn khoảng 10-15 phút.
Sau đó, mình mở bài học mới ra, đọc và phân tích thật kỹ phần lý thuyết, nhất là phần ví dụ để hiểu nhiều nhất có thể về chủ điểm đó. Bước này tốn khoảng 20-30 phút.
Phần quan trọng nhất là làm bài tập. Các bạn tự quyết định làm bao nhiêu bài nhé! Sau khi làm xong 1 bài, bạn mở phía sau sách ra, dò đáp án. Chưa xong! Bạn hãy đánh dấu các đáp án sai và phân tích xem tại sao mình lại làm sai câu đó? Mình sai là do đâu vậy? Bước này tốn khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi.
Ví dụ: Bài học Chủ động – Bị động
Chuyển câu sau về bị động:
The government spends a large amount of money on these projects every year.
- Câu bạn chuyển: A large amount of money spends on these projects by the government every year.
- Câu trong đáp án: A large amount of money is spent on these projects by the government every year.
- Phân tích: Bạn bị sai cấu trúc bị động (thiếu tobe và quên đưa động từ chính về V3)
Các bạn phân tích tương tự đối với các bài tập khác nhé.
Huyền thấy rằng tài liệu ngữ pháp thì nhiều lắm, nhưng thật ra chúng ta chỉ cần chọn ra 1 tài liệu phù hợp, sau đó tập trung học tài liệu đó cho thật nhuần nhuyễn, làm đầy đủ bài tập, phân tích đáp án tại sao câu đó mình làm sai, tại sao đáp án đúng lại là như thế này, và học từ liên tục.
Luôn có 1 thời gian biểu thật cụ thể cho bất cứ bài học hay kỹ năng nào! Để thành thật với chính bản thân mình, các bạn hãy giữ 1 quyển sổ theo dõi (giống như quyển sổ điểm danh vậy ak), ngày nào mình không học/ làm bài đầy đủ, mình ghi vào sổ. Cứ sau 1 tuần, mình sẽ mở quyển sổ đó ra xem mình có cần thay đổi gì không? Mình đã làm bài đầy đủ chưa? Mình cần điều chỉnh việc gì không,…
Huyền mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các bạn một tài liệu hữu ích để nâng cao trình độ ngữ pháp nhé.
Đặt mua sách
Các bạn có thể đặt mua sách tại đây hoặc shopee nhé.
>>> Khóa học ngữ pháp cơ bản cho IELTS
cô ơi cô có thế cho em xin phần bài tập về ngữ pháp không ạ?
Dạ bài tập Ngữ pháp nằm trong khóa Grammar của cô Huyền nên page không thể gửi mình được ạ. Mình thông cảm giúp page ạ.
Sách này có phải của khóa ngữ pháp cơ bản không ạ??
Chào em, sách này không nằm trong khóa ngữ pháp em nhé, sách là quyển chị giới thiệu để mình học thêm tại nhà thôi em nhé. Khóa ngữ pháp gồm các bài tập chị soạn riêng và có bài giải chi tiết trong video em nhé.
Mua sách của bạn bằng cách nào
Dạ chị ơi sách này mình ra nhà sách mua nhé
Chị muốn mua quyển ngư pháp dành cho người mới bắt đầu học để thi ielts có được ko?
Hay có quyển nào phù hợp hơn ko em?
Em chào chị, dạ chị ơi nếu mình mất căn bản ngữ pháp và cần ôn lại các chủ điểm ngữ pháp cơ bản thì chị có thể tham khảo quyển Giải thích ngữ pháp của tác giả Mai Lan Hương ạ: https://shorten.asia/U4k3CwdF Còn nếu mình đã vững ngữ pháp cơ bản rồi, và muốn nâng cao hơn thì chị có thể tham khảo bộ sách English Grammar In Use (viết toàn bộ bằng tiếng Anh) ạ.